So sánh hệ thống camera giám sát analog và IP Camera? Nên sử dụng hệ thống camera nào hiện nay

So sánh hệ thống camera giám sát analog và IP Camera? Nên lắp camera IP hay analog để tối ưu chi phí và tính năng sử dụng cho người dùng? Bài so sánh dưới đây của Phúc Anh sẽ đánh giá chi tiết ưu điểm và nhược điểm của từng loại, giúp bạn có thể lựa chọn được loại camera phù hợp

Giới thiệu chung về hệ thống camera giám sát CCTV

CCTV (Closed circuit television) (được dịch là Truyền hình nội bộ và thường được hiểu là hệ thống camera giám sát) là một hệ thống trong đó sử dụng camera và các thiết bị truyền dẫn để truyền tín hiệu hình ảnh về một khu vực cần quan sát đến một nơi cụ thể.

CCTV khác với truyền hình thông thường, trong đó tín hiệu được truyền không công khai. Hầu hết các camera đều phù hợp với định nghĩa này, tuy nhiên thuật ngữ CCTV thường chỉ áp dụng cho những hệ thống camera được sử dụng để giám sát tại các khu vực cần theo dõi như ngân hàng, casino, cửa hàng dịch vụ, nhà kho, nhà xưởng, sân bay, các công trình quân sự, …

Giới thiệu chung về hệ thống camera giám sát CCTV

Trong các nhà máy công nghiệp, thiết bị camera quan sát có thể được sử dụng để quan sát các công đoạn của một quá trình sản xuất từ một phòng điều khiển trung tâm (ví dụ như khi môi trường không thích hợp cho con người). Hệ thống CCTV có thể hoạt động liên tục hoặc chỉ theo yêu cầu để theo dõi một sự kiện đặc biệt.

Những năm trở lại đây, thế hệ IP camera xuất hiện, làm nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp CCTV, một số được trang bị cảm biến Megapixel, hỗ trợ ghi hình trực tiếp vào thiết bị lưu trữ gắn mạng, hoặc thẻ nhớ và cho phép hoạt động hoàn toàn độc lập.

Hệ thống CCTV bao gồm những gì?

Một hệ thống camera giám sát thông thường bao gồm 03 thành phần:

- Thiết bị tại hiện trường: Thiết bị xử lý hình ảnh (camera), ống kính, chân đế, vỏ bảo vệ, đèn hồng ngoại cho phép quan sát vào ban đêm, các bộ khuếch đại tín hiệu video,…

 - Thiết bị truyền dẫn: Dây cáp truyền tín hiệu hình ảnh, dây cấp nguồn và các ống ghen bảo vệ đường dây.

 - Thiết bị quản lý trung tâm: Bộ xử lý trung tâm như đầu ghi hình, màn hình giám sát, máy tính…

Hệ thống CCTV bao gồm những gì?

Ứng dụng của hệ thống CCTV

Ứng dụng phổ biến nhất của hệ thống CCTV là đảm bảo an ninh, như giám sát tại các ngân hàng, tòa nhà văn phòng, các khu vực quân sự. Hệ thống CCTV cũng có thể được sử dụng để theo dõi các công đoạn sản xuất trong một nhà máy, giám sát nhân viên làm việc, giám sát giao thông, giám sát các khu vực công cộng như sân bay, nhà ga xe lửa, trong các sân vận động thể thao, … hay gắn trên xe buýt để phát hiện phá hoại, …

Tìm hiểu về công nghệ Analog Camera và IP Camera

Hiện nay, về mặt công nghệ, camera được chia thành 2 loại: Analog camera (tín hiệu camera là tín hiệu tương tự) và IP camera (tín hiệu camera là tín hiệu số).

Hệ thống sử dụng analog camera

Trong hệ thống sử dụng analog camera, tín hiệu hình ảnh thu được từ camera là tín hiệu Analog, truyền từ camera qua cáp đồng trục tới đầu ghi hình kỹ thuật số (DVR – Digital Video Recorder). Mỗi analog camera được cấp nguồn tại chỗ hoặc cấp nguồn tập trung bằng cáp nguồn đi cùng với cáp tín hiệu đồng trục.

Đầu ghi hình kỹ thuật số (DVR) có chức năng chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu số (số hoá), sau đó tín hiệu được nén lại, ghi vào ổ cứng để xem lại khi cần thiết. Các đầu ghi hình thường được tích hợp thêm một số tính năng như: ghi hình theo lịch đặt trước, cảnh báo chuyển động, phóng to thu nhỏ hình ảnh bằng phương pháp số (không phải bằng ống kính quang học), ...

Hệ thống sử dụng analog camera

 Hình 1. Hệ thống sử dụng analog camera.

Màn hình hiển thị được đấu nối trực tiếp với DVR để hiển thị hình ảnh hoặc cũng có thể xem hình ảnh qua mạng nội bộ (LAN) bằng máy tính nếu DVR đươc đấu nối với mạng LAN qua cổng RJ45 Ethernet. Nếu mạng nội bộ được kết nối với mạng Internet thì có thể xem được hình ảnh từ xa thông qua mạng Internet. Khi truyền hình ảnh qua mạng, tín hiệu hình ảnh của tất cả các camera kết nối tới DVR sẽ được truyền trên một luồng video (01 địa chỉ IP).

Hệ thống sử dụng IP camera

Trong hệ thống sử dụng IP camera, từng camera sẽ chuyển đổi hình ảnh thu được sang dạng tín hiệu số ngay trong bản thân camera đó. Việc xử lý hình ảnh như: nén hình ảnh, cảnh báo chuyển động, … cũng được thực hiện ngay trong camera.

Tín hiệu ra của IP camera là tín hiệu số, được truyền qua mạng theo tiêu chuẩn Ethernet bằng cáp xoắn đôi (thường là Cat5e). Nguồn điện cho IP camera được cấp tại chỗ hoặc cấp tập trung (giống như analog camera). Ngoài ra, một số IP camera được tích hợp tính năng PoE (Power over Ethernet), khi đó nguồn điện cho camera có thể được cấp qua cáp xoắn đôi bằng switch PoE hoặc bộ chuyển đổi PoE.

Các IP camera, thông qua cáp xoắn đôi, được kết nối tới thiết bị mạng trung tâm (Hub, Switch, Router,…) của mạng LAN. Các thiết bị mạng sẽ được thiết lập các tham số sao cho phù hợp với hoạt động của IP camera như: thiết lập địa chỉ IP, định tuyến, …

Việc quản lý các IP camera thường được thực hiện bằng phần mềm quản lý hình ảnh, được cài đặt trên máy tính (máy chủ quản lý hình ảnh), giúp quan sát và quản lý hình ảnh thu nhận được từ các IP camera như: xem hình, ghi hình (lưu hình) hoặc phát lại.

Phần mềm thường đi kèm theo camera của hãng sản xuất, hoặc cũng có thể mua của hãng chuyên phát triển phần mềm quản lý hình ảnh cho công nghệ IP camera. Thông thường, đối với những hệ thống lớn để đảm bảo tính ổn định của hệ thống, cơ chế ghi hình sẽ được thực hiện trên một thiết bị chuyên dụng là đầu ghi hình IP (NVR – Network Video Recorder).

Hệ thống sử dụng IP camera

Hình 2. Hệ thống sử dụng IP camera.

Tín hiệu từ IP camera được truyền qua mạng Internet theo cách giống như DVR. Tuy nhiên, mỗi IP camera sẽ truyền dữ liệu trên một luồng hình ảnh riêng và có địa chỉ IP riêng. Khi xem qua mạng Internet, ta có thể xem hình ảnh của một IP camera (nhận và truyền hình ảnh của riêng 01 IP camera) hoặc cũng có thể xem hình ảnh của nhiều IP camera cùng lúc trên một màn hình nhờ phần mềm quản lý hình ảnh.

Đây là tính năng mềm dẻo, linh hoạt của IP camera và là một trong những đặc điểm ưu việt của IP camera so với Analog camera (đứng trên góc độ quan sát hình ảnh qua mạng Internet).

So sánh ưu và nhược điểm của hệ thống sử dụng Analog camera và IP camera

Vậy nên sử dụng hệ thống camera giám sát nào trong thời điểm hiện tại?

Với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ cũng như yêu cầu ngày một tăng cao của người sử dụng, những giải pháp sử dụng IP camera từng bước vượt lên với những ưu điểm vượt trội của mình.

So sánh về giá cả thì giải pháp IP camera hiện nay vẫn còn cao hơn so với những giải pháp sử dụng công nghệ cũ analog tuy nhiên khi xem xét toàn bộ giải pháp thì việc đầu tư cho giải pháp IP camera vẫn tỏ ra hiệu quả hơn khi có thể tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc thiết kế, vận hành, bảo trì bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống trong suốt khoảng thời gian nhiều năm sau đó.

So sánh ưu và nhược điểm của hệ thống sử dụng Analog camera và IP camera

Hơn thế nữa, cùng với những tính năng phong phú và những ưu điểm về mặt kỹ thuật mà giải pháp sử dụng IP camera mang lại thì đây còn là một lựa chọn đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung của công nghệ, đảm bảo không bị lạc hậu và có khả năng sử dụng được nhiều tiện ích hơn trong tương lai

Trên đây Phúc Anh đã thông tin đến bạn chi tiết về hệ thống camera giám sát analog và IP Camera, cùng với đó là những ưu điểm của cả 2 hệ thống camera giám sát này. Hi vọng qua bài viết trên thì bạn đã có thể lựa chọn cho mình một hệ thông phù hợp. Nếu bạn đang cần tư vấn, hỗ trợ lắp đặt các hệ thống camera thì hãy nhanh chóng liên hệ với Phúc Anh nhé.

Phòng bán hàng trực tuyến Địa chỉ: Tầng 4, 89 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 2164 (ext 1)
Hoặc 0974 55 88 11
Email: banhangonline@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
Showroom Phúc anh 15 xã đàn Địa chỉ: 15 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 1)
Email: phucanh.xadan@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
showroom PHÚC ANH 152 TRẦN DUY HƯNG Địa chỉ: 152-154 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 2)
Email: phucanh.tranduyhung@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
PHÒNG KINH DOANH PHÂN PHỐI Địa chỉ: Tầng 5, 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 097 322 7711
Email: kdpp@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
PHÒNG DỰ ÁN VÀ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Địa chỉ: Tầng 5,134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 2164 (ext 2)
Hoặc 038 658 6699
Email: kdda@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
SHOWROOM Phúc Anh 89 Lê Duẩn Địa chỉ: 89 Lê Duẩn, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 6)
Email: phucanh.leduan@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
showroom PHÚC ANH 134 THÁI HÀ Địa chỉ: 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 3)
Email: phucanh.thaiha@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
Showroom Phúc anh 141 phạm văn đồng Địa chỉ: 141-143 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 5)
Email: phucanh.phamvandong@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
Chat Facebook (8h-21h)
Chat Zalo (8h-21h)
1900.2164 (8h-21h)

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH
Icon Top Left Icon Top Right