Card đồ hoạ rời trên laptop là gì? Có nên chọn laptop có card đồ hoạ rời hay không

Nhiều người khi chọn mua laptop mới thường chú ý đến việc có card rời hay không, có làm được đồ họa không? Trong bài viết này Phúc Anh sẽ giúp bạn làm rõ Card đồ hoạ rời trên laptop là gì? Có nên chọn laptop có card đồ hoạ rời hay không

Card đồ hoạ rời là gì? 

Card màn hình hay card đồ họa là một thành phần không thể thiếu trên máy tính, đóng vai trò quyết định trong tất cả các thao tác xử lý liên quan đến hình ảnh, đồ họa. Một chiếc card màn hình bao gồm 2 thành phần chính là: bộ xử lý đồ họa GPU và bộ nhớ đồ họa Video Memory, trong đó GPU là bộ phận quan trọng nhất.

Card đồ hoạ rời là gì? 

Phân loại các loại card đồ hoạ có trên laptop hiện nay

Trên Laptop hiện nay có 2 loại card đồ họa chính đó là card onboard (tích hợp) và card rời gắn ngoài.

Card onboard trên laptop

Card onboard trước đây được nhà sản xuất mainboard (như Intel, AMD…) tích hợp sẵn trên bo mạch (mainboard) sau này các nhân xử lý đồ họa này được tích hợp trực tiếp trong bộ vi xử lý (CPU). Những nhân đồ họa này có thể đáp ứng nhu cầu đồ họa ở mức vừa phải

Card onboard trên laptop

Card rời trên laptop

Thực tế thì card rời laptop khó có thể gọi là rời như tên gọi. Trong máy tính để bàn thì chiếc card đồ họa gắn vào khe PCIe trên main thì rõ ràng là card rời và tháo ra thay thế cực dễ dàng.

Tuy nhiên thì Card rời trên laptop thì phần lớn nằm cùng trên mainboard của laptop. Chúng có điểm cấp nguồn riêng, bộ nhớ riêng nhưng bị gắn chặt trên main và gần như bạn không thể tự thay thế được

Đúng ra thì bạn phải gọi những card đồ họa này là “dedicated graphics card” dịch ra là card đồ họa chuyên dụng. Tuy nhiên thì theo thói quen của người Việt thì vẫn gọi chúng là card đồ họa rời. Vì thế mà khi nói card rời trên laptop đó chính là nhân xử lý đồ họa chuyên dụng riêng chứ không phải là nhân đồ họa tích hợp trên CPU

Card rời trên laptop

Card đồ họa MXM (Mobile PCI EXpress Module)

Loại card đồ họa này mới đúng là Card đồ họa rời trên laptop, nhưng loại này thì cực kỳ hiếm gặp và nó chỉ dành cho các sản phẩm laptop có giá cực kỳ cao vì:

- Những card này cần không gian lớn, khó làm laptop mỏng nhẹ như laptop phổ thông

- Mức giá cực kỳ đắt (Card MXM đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3 card cho máy tính để bàn)

- Đòi hỏi mức tiêu thụ điện cao, mà những bộ nguồn laptop thông thường không đáp ứng được và không nhiều người có nhu cầu nên các hãng ít sản xuất

Trên thực tế một số dòng Dell Alienware, một số dòng máy tính Workstation to nặng cũng như một số mẫu laptop chơi game chuyên nghiệp tầm trên dưới 3kg mới sử dụng card đồ họa MXM.

 Card đồ họa MXM (Mobile PCI EXpress Module)

Vậy khi nào bạn nên mua laptop có card đồ hoạ rời

Nhiều người khi chọn mua laptop thì có suy nghĩ phải có card đồ họa rời (chính xác hơn thì là card đồ họa chuyên dụng) thì máy mới khỏe, đáp ứng được công việc đồ họa. Tuy nhiên thì những năm gần đây các mẫu laptop core I thế hệ 10 trở lên của Intel và laptop sử dụng CPU Ryzen của AMD đều có một nhân xử lý đồ họa cực kỳ mạnh mẽ, bạn có thể thoải mái sử dụng cho các nhu cầu cơ bản của một laptop văn phòng, làm việc

Những nhân đồ họa này đủ cho nhu cầu sử dụng màn hình 4K, xem video 4K, thậm chí là chỉnh sửa hình ảnh bằng Photoshop, edit video Full HD hay thậm chí 2K khá mượt mà. Và việc sử dụng card rời cho những nhu cầu trên là không cần thiết.

Bên cạnh đó thì trong nhiều trường hợp card rời trở nên dư thừa, khiến cho máy nóng, tốn pin… Nếu card rời còn phát nhiệt quá cao còn ảnh hưởng cả hiệu suất CPU cũng như giảm thiểu độ bền của máy vì đây là một thành phần dễ hư hỏng trong laptop

khi nào bạn nên mua laptop có card đồ hoạ rời

Chính vì thế mà bạn cần xác định rõ nhu cầu của mình để chọn laptop với các option sao cho phù hợp nhất. 

Nếu bạn chỉ sử dụng các ứng dụng thiết kế 2D như Photoshop, Ai, xem phim và lướt web đơn giản thì không cần quá quan tâm đến card đồ họa. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào dung lượng RAM lớn, tối thiểu là 8GB.

Còn nếu bạn cần dùng các ứng dụng xử lý video như Premiere Pro, Corel Video Studio... Thiết kế 3D trên Photoshop, 3ds Max... hoặc chơi game có đồ họa nặng như PUBG, DOTA, GTA V... thì lại là chuyện khác, card rời vẫn là lựa chọn hàng đầu

khi nào bạn nên mua laptop có card đồ hoạ rời

Trên đây là những thông tin ngắn gọn về Card đồ hoạ rời trên laptop là gì? Và tư vấn để bạn có nên chọn laptop có card đồ hoạ rời hay không. Hi vọng bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích khi chọn mua laptop. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết công nghệ mới nhất từ Phúc Anh

Phòng bán hàng trực tuyến Địa chỉ: Tầng 4, 89 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 2164 (ext 1)
Hoặc 0974 55 88 11
Email: banhangonline@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
Showroom Phúc anh 15 xã đàn Địa chỉ: 15 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 1)
Email: phucanh.xadan@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
showroom PHÚC ANH 152 TRẦN DUY HƯNG Địa chỉ: 152-154 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 2)
Email: phucanh.tranduyhung@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
PHÒNG KINH DOANH PHÂN PHỐI Địa chỉ: Tầng 5, 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 097 322 7711
Email: kdpp@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
PHÒNG DỰ ÁN VÀ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Địa chỉ: Tầng 5,134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 2164 (ext 2)
Hoặc 038 658 6699
Email: kdda@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
SHOWROOM Phúc Anh 89 Lê Duẩn Địa chỉ: 89 Lê Duẩn, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 6)
Email: phucanh.leduan@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
showroom PHÚC ANH 134 THÁI HÀ Địa chỉ: 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 3)
Email: phucanh.thaiha@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
Showroom Phúc anh 141 phạm văn đồng Địa chỉ: 141-143 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 5)
Email: phucanh.phamvandong@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
Chat Facebook (8h-21h)
Chat Zalo (8h-21h)
1900.2164 (8h-21h)

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH
Icon Top Left Icon Top Right