Đánh giá chuột gaming tầm trung giá tốt Corsair Harpoon

Trong phân khúc thị trường tầm trung thì dường như những ông lớn trong làng công nghệ chuyên sản xuất gaming gear cũng không thể bỏ qua. Những sản phẩm có giá tốt và hiệu năng rất tốt luôn là sự lựa chọn cho những người có túi tiền không được rủng rỉnh. Bắt đầu là từ Steel Series với dòng PC Bang, kế đó là Logitech với G102 Prodigy. Và gần đây, Corsair cũng đã bước vào cuộc chơi với chú chuột mới nhất là Corsair Harpoon

 

 

 Thiết kế bên ngoài nhìn rất bắt mắt và nổi bật với tông màu đen-vàng. Bên trên là logo Corsair bên phải là những công nghệ nổi bật với led multi color nặng 85 gram và độ nhạy của chú chuột này lên 6000 DPI.

 

 

Mặt sau là giới thiệu 6 nút có thể tự do gán chức năng, nút đổi DPI, logo Corsair RGB và có lớp cao su ở bên hông chuột và con lăn.

 

 

 

Hai bên hông vỏ hộp cũng ghi chi tiết sản phẩm giống như mặt trước, nhưng có để thêm tuổi thọ switch 20 triệu lần nhấn cho chú chuột bình dân này.

 

 

Phụ kiện bên trong cũng rất đơn giản. Có sách bảo hành, sách hướng dẫn cơ bản và nhân vật chính của chúng ta được đóng gói khá là cẩn thận và cũng không kém phần sang trọng như những chú chuột cao cấp khác. 

 

 

Đầu USB connect được mạ vàng và không có vòng chống nhiễu, nhưng được cái được thiết kế khá là chất và lạ mắt. Dây cáp dài 1.8m bọc cao su bình thường, hơi cứng một chút nên nếu dây ngắn có thể gây vướng và khó chịu khi rê. Còn với 1.8m thì theo mình cũng là vừa đủ cho game thủ của chúng ta và nó cũng gần như là một mức tiêu chuẩn chung cho các loại chuột bình dân giá tốt.

 

 

 

Bên hông chuột có phần cao su vân tam giác tạo độ bám, cầm khá thoải mái, khi miết ngón tay vẫn không cảm thấy khó chịu, nhưng sau này vệ sinh có thể hơi mệt một chút. Nhìn phần cao su khá chắn chắn và cứng, chắc sẽ không bị bong ra như bệnh nan y của Death Adder nhưng đó cũng chỉ là phỏng đoán. Nút Back và Forward bố trí hợp lý, dễ với tới mà không sợ bấm nhầm, tuy nút Forward thì có thể hơi xa với ngón cái. Cặp nút này rất chắc chắn – không bị lung lay, khi nhấn kêu rõ ràng và đi sâu nhưng không bị lún vào trong. Điều này chứng tỏ ngay cả những sản phẩm tầm trung corsiar cũng rất chau chuốt.

 

 

M1 và M2 khi click rất rõ ràng (không ồn) nhưng khá cứng, cũng do vỏ chuột được kéo dài ra làm nút, chứ không phải do switch cứng, nếu đã sử dụng G102 quen thì qua đây bạn sẽ thấy hơi nặng. Hai switch chính M1 và M2 có tuổi thọ 20 triệu lần nhất (gấp đôi Logitech G102). Nút cuộn của Harpoon khá mượt, nhưng khoảng cách giữa các nấc cuộn gần nên đôi lúc không tạo cảm giác rõ ràng giữa những lần cuộn, độ cứng và độ sâu khi click vừa phải (không quá cạn và nhẹ). Nút cuộn chắc chắn không xê dịch qua hai bên, khi lắc chuột mạnh vẫn không nghe tiếng.

 

 

Feet chuột được thiết kế gọn, rê mượt hơn Logitech G102 (thử trên Cougar Speed 2 và Logitech G240). Có rảnh để nạy feet, tiện cho việc thay feet sau này.

 

 

Form của Harpoon được thiết kế ôm theo bàn tay phải, khi cầm có cảm giác rất thoải mái và đầy lòng bàn tay. Nhưng nó vẫn hơi nhỏ so với kích thước chung của chuột hiện nay, những ai có bàn tay dài hoặc to thì chỉ cầm được kiểu finger tips và claw, những ai có bàn tay nhỏ thì có thể cầm được kiểu palm rất thoải mái.

 

 

Khi đem so sánh với Logitech G102 thì Harpoon có cao hơn một chút, chiều dài bằng nhau, còn chiều ngang thì Harpoon có phần nhỏ hơn một chút.

 

 

 

Ngoài hình dáng ra thì Harpoon còn khác biệt ở bề mặt nhựa. Nhựa của Harpoon là loại nhựa nhám, không bóng như của G102 hay các loại chuột khác. Bề mặt nhựa giống như giấy nhám mịn hay kính phun cát vậy, khi mới cầm vào có cảm giác như cầm con chuột bằng đá, nhưng sử dụng lâu thì thấy quen và thích. Bề mặt nhám như vậy tạo độ bám rất tốt – không cần bọc cao su mà vẫn chống trơn trượt được, nhưng bù lại nó rất dễ bám bụi và mồ hôi, sau này vệ sinh sẽ khó hơn một chút.

 

 

 

Chuột có sẵn bộ nhớ onboard với 5 profile DPI (500 – 1000 – 2000 – 4000 – 6000), khi cắm vào thì logo chỉ sáng một màu theo mỗi profile DPI mà thôi chứ không tự động chạy chu kỳ RGB. Chỉ khi bạn tải driver về thì mới có thể bật RGB. LED của Harpoon đẹp, vì chỉ có logo phát sáng nên nhìn rất nổi bật, màu rất tươi nhất là màu trắng không bị ám màu khác.

Mặc dù giá rẻ nhưng Corsair vẫn chọn sensor chất lượng là Pixart PMW3320, Logitech G102 thì sử dụng Mercury – mới đầu hơi gây nghi ngờ nhưng chất lượng sensor của Mercury cũng rất tốt.

 

 

Sau khi test thử mouse jitter thì tất nhiên không có vấn đề gì ở các mức DPI. Corsair dùng sensor của một hãng có tên tuổi nhưng mà cứ kiểm tra thì vẫn hơn.

Xóa bỏ vị trí độc tôn của Logitech G102 là Corsair Harpoon. Nay bạn đã có hai lựa chọn khi đang muốn mua chuột dưới 1 triệu đồng hay cụ thể hơn là khoảng 600.000 mà vẫn có đèn. Nhìn chung khi so số tiền bỏ ra và chất lượng build thì Corsair Harpoon không có điểm nào để chê tính tới thời điểm hiện tại. Nếu bạn thích một kiểu chuột ôm tay, RGB, M1 M2 có độ cứng vừa phải không quá mềm thì đây là một lựa chọn quá hợp lý.  Trừ khi bạn còn phân vân giữa G102 và Harpoon thì phải nói tới sở thích về form chuột và độ cứng của switch mà thôi, chứ cả hai đều chất lượng mà giá lại khá mềm.

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Gọi mua hàng GỌI MUA HÀNG
SHOWROOM

SO SÁNH SẢN PHẨM

×
SO SÁNH
facebook-chat1.png zalo chat