Build PC đồ họa và những điều có thể bạn chưa biết!

Ngành thiết kế đồ họa, làm phim, sáng tạo nội dung video hiện nay đang không ngừng phát triển. Một chiếc PC đồ họa chuyên dụng sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong công việc sáng tạo. Cùng Phúc Anh khám phá những điều có thể bạn chưa biết khi build PC đồ họa ngay sau đây nhé!

Xác định nhu cầu sử dụng PC đồ họa 

Điều trước tiên bạn cần quan tâm chính là nhu cầu khi xây dựng máy tính. Bạn cần sử dụng 3D Modeling hay (CPU) Rendering như nào.

Nhu cầu về 3D Modeling (xây dựng mô hình)

3D Modeling yêu cầu bạn phải ngồi trước màn hình và tương tác với ứng dụng trong suốt quá trình làm việc. Các phần mềm sử dụng cho ứng dụng 3D Modeling cần sức mạnh CPU có tốc độ xung nhịp cao nhất có thể. Không cần quan tâm quá đến số lượng lõi của CPU bởi nó không thể xử lý các tác vụ 3D Modeling nhanh hơn được.

Nhu cầu về Rendering CPU

Khi Render CPU sẽ sử dụng 100% sức mạnh của các lõi CPU trong thời gian render. Vì vậy bạn cần một bộ vi xử lý CPU có nhiều lõi nhất, tốc độ xung nhịp không ảnh hưởng đến quá trình render.

Do trong mỗi lõi CPU, các công cụ Render sẽ có chức năng “Bucket” phân bổ khối lượng công việc cho từng lõi CPU riêng lẻ. Các lõi CPU sẽ nhận công việc và hoàn thành sau đó lại tiếp nhận tiếp các công việc khác và liên tục hoàn thành cho đến khi kết thúc quá trình render.

rendering-cpu

CPU càng nhiều lõi và xung nhịp cao càng tốt?

Một bộ vi xử lý đa nhân và có tốc độ xung nhịp cao là điều nhiều người mong muốn khi xây dựng máy tính. Bạn có thể vừa làm việc, vừa render trên cùng một hệ thống mà không cần quan tâm đến hiệu năng phần cứng.

Tuy nhiên thực tế CPU nhiều lõi thường có xung nhịp thấp hơn và ngược lại. Các lõi có tốc độ càng nhanh thì CPU thường ít lõi hơn. Do nhiều lõi cần tạo ra nhiều nhiệt năng và các lõi có xung nhịp cao sẽ nóng hơn các lõi có xung nhịp thấp.

cong-nghe-Turbo-Boost

Vì thế các hãng AMD và Intel đã nghĩ ra tính năng Turbo-Boost - tự động ép xung lõi cho đến khi đạt giới hạn nhiệt và điện. Tùy thuộc vào hệ thống làm mát của CPU mà thời gian có thể khác nhau. Ví dụ như khi sử dụng phần mềm 3D Modeling, chỉ có 1-2 lõi của CPU được thực sự sử dụng, các lõi còn lại sẽ không hoạt động.

Tính năng Turbo-Boost bây giờ là ép xung trên 2 lõi đang được sử dụng (trong mức tiêu thụ điện năng và nhiệt độ giới hạn của nhà sản xuất). Sau khi đạt đến giới hạn Turbo-Boost sẽ giảm tốc độ của 2 lõi này. Bằng cách này, ta có CPU nhiều lõi hơn (ở mức xung nhịp thấp) và khi cần thiết các lõi sẽ được ép lên xung nhịp cao hơn mức cơ bản và các lõi còn lại sẽ không được hoạt động.

Render trên CPU và Render trên GPU

Hiện tại có hai cách Render Images và Animations trong phần mềm 3D là: Render CPU Render GPU. Render CPU sẽ sử dụng bộ vi xử lý để tính toán hình ảnh và Render GPU sử dụng Card đồ họa để xử lý hình ảnh.

Bạn cần lưu ý một số ưu, nhược điểm của Render GPU và CPU trước khi chọn cấu hình cho máy tính hoặc máy trạm của mình để Render hay sử dụng 3D Modeling.

Ưu điểm của CPU khi Render

- Tối ưu cho việc render tốt hơn
- Nguồn tài nguyên sẵn có RAM, ổ cứng,... có thể sử dụng tối đa

Nhược điểm của CPU khi Render

- Khi muốn nâng cấp CPU sẽ tốn nhiều chi phí hơn
- Các tài nguyên trong máy tính bị CPU chiếm dụng
- Có thể bị gián đoạn trong quá trình render đồ họa do CPU phải hoạt động hết công suất

Ưu điểm của GPU khi Render

- Cho phép kết hợp được nhiều GPU dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn
- Giúp tốc độ render xử lý nhanh hơn. Nếu so sánh GPU và CPU tương đồng về giá và phần mềm tương thích, thì GPU sẽ cho tốc độ xử lý nhanh hơn từ 2 - 15 lần.
- Có thể tận dụng tối đa bộ vi xử lý GPU được tích hợp sẵn

Nhược điểm của GPU khi Render

- Có thể bị tình trạng nghẽn giao tiếp, do GPU bắt buộc thông qua CPU để giao tiếp, dẫn đến tình trạng có thể bị giảm hiệu suất do trễ thông tin.

- Phụ thuộc nhiều vào phần mềm Drive do Drive thường xuyên nâng cấp và thay đổi

Qua những phân tích ưu, nhược điểm trên, có thể thấy hầu hết các phần mềm 3D được sử dụng phổ biến ngày nay đều đi kèm cho công cụ Render CPU. Gần đây thì các công cụ về Render GPU như Octane, Redshift, V-RAY RT hoặc FurryBall đang được sử dụng phổ biến dần. Nhưng chắc chắn trong tương lai sẽ vượt qua các công cụ Render CPU về mức độ phổ biến nhờ tốc độ Render nhanh hơn và tiện lợi hơn với tính năng xem trước. 

Phòng bán hàng trực tuyến Địa chỉ: Tầng 4, 89 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 2164 (ext 1)
Hoặc 0974 55 88 11
Email: banhangonline@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
Showroom Phúc anh 15 xã đàn Địa chỉ: 15 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 1)
Email: phucanh.xadan@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
showroom PHÚC ANH 152 TRẦN DUY HƯNG Địa chỉ: 152-154 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 2)
Email: phucanh.tranduyhung@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
PHÒNG KINH DOANH PHÂN PHỐI Địa chỉ: Tầng 5, 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 097 322 7711
Email: kdpp@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
PHÒNG DỰ ÁN VÀ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Địa chỉ: Tầng 5,134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 2164 (ext 2)
Hoặc 038 658 6699
Email: kdda@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
SHOWROOM Phúc Anh 89 Lê Duẩn Địa chỉ: 89 Lê Duẩn, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 6)
Email: phucanh.leduan@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
showroom PHÚC ANH 134 THÁI HÀ Địa chỉ: 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 3)
Email: phucanh.thaiha@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
Showroom Phúc anh 141 phạm văn đồng Địa chỉ: 141-143 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 5)
Email: phucanh.phamvandong@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
Chat Facebook (8h-21h)
Chat Zalo (8h-21h)
1900.2164 (8h-21h)

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH
Icon Top Left Icon Top Right