Những điều bạn cần biết về các dòng CPU Intel trên máy tính hiện nay

Mỗi một chiếc máy tính bạn đang sử dụng đều cần tới bộ xử lý trung tâm để vận hành các hoạt động, thực thi các tác vụ trong quá trình sử dụng. Để có thể sử dụng chiếc máy tính, laptop ngon lành ngoài các bộ phận bổ trợ như RAM, ổ cứng, Mainboard, chipset,… không thể thiếu bộ xử lý trung tâm “CPU” để thực thi các tác vụ người dùng yêu cầu. Và trong bài viết này, Phúc Anh sẽ cùng bạn tìm hiểu các dòng CPU đến từ thương hiệu Intel đang xuất hiện trên thị trường hiện nay

cpu intel

 

Bộ xử lý CPU là gì?

CPU viết tắt của Central Processing Unit (bộ xử lý trung tâm) đóng vai trò rất quan trọng như đầu não của thiết bị. Nó có nhiệm vụ chịu trách nhiệm thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu cơ bản do mã lệnh chỉ ra. từ đó điều khiển hoạt động của các thành phần khác trong PC của bạn

Các mẫu CPU Intel hiện nay đang có mặt trên thị trường

CPU Intel Pentium

Pentium là dòng chip xử lý với hiệu năng ổn định cùng mức giá bình dân tương thích với nhiều mainboard như Pentium IV, Pentium Gold và Pentium Silver…

Intel Pentium thông thường có 2 nhân xử lý (một số ít có 4 nhân) với xung nhịp dao động từ 1.1 GHz đến 3.5 GHz. Hiện tại CPU Pentium đã được Intel nâng cấp lên thế hệ Haswell và được sản xuất ở quy trình 22nm cho khả năng siêu tiết kiệm điện TDP 15W và hiệu năng xử lí tốt hơn CPU Core i thế hệ cũ.

CPU Intel Pentium

CPU Intel Celeron

CPU Intel Celeron là bộ xử lý cấp cơ bản của Intel cho các công việc tính toán cơ bản được phát triển sau Pentium, là phiên bản rút gọn hơn để nhằm giảm giá thành và được sử dụng trên các mẫu máy tính giá rẻ phù hợp với các thao tác soạn thảo văn bản, gửi email, hoặc trên các máy tra cứu dữ liệu tại các trung tâm thương mại.

Ở các tác vụ thông thường, Pentium và Celeron gần như tương đương nhau (Nếu cùng số nhân và cùng xung nhịp xử lý) nhưng khi chạy ở các ứng dụng mạnh như xử lý đồ hoạ, game, video thì Pentium có tốc độ nhanh gấp từ 1,5 đến 2 lần.

CPU Intel Celeron

CPU Intel Xeon 

Vi xử lý Intel Xeon hướng tới các đối tượng các doanh nghiệp sử dụng các máy trạm hoặc server để quản lý hoặc cá nhân yêu cầu hiệu năng ổn định cao. CPU Xeon cho phép một máy tính dùng chung nhiều CPU từ 1 hoặc 2 CPU cùng mộ máy. Cũng có loại dùng nhiều CPU 4-8 hoặc nhiều hơn nữa.

CPU Intel Xeon dùng càng nhiều CPU thì giá thành sẽ càng cao, phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU, được thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) dùng để giao tiếp với ramserver và mainboard server được dùng chéo qua nhau. Intel Xeon phù hợp với các hoạt động xử lý đa luồng nhiều tác vụ và quản lý các máy tính liên kết ở mức thấp hơn trong thời gian dài, bền bỉ mà không cần phải tạm dừng

CPU Intel Xeon

Chip Intel Core i - CPU Intel phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Intel Core i là dòng vi xử lý phổ biến nhất của Intel, hiện nay CPU Intel Core i có 4 dòng sản phẩm với hiệu năng tăng dần là Core i3, Core i5, Core i7 và Core i9.

Chip Intel Core i

Đến 2017, đã có 8 thế hệ CPU Core I xuất hiện thay thế vị trí của nhau trên thị trường chip xử lý máy tính.

Intel core Nahalem (Thế hệ thứ nhất)

Kiến trúc Nehalem trên Core i được Intel thiết kế để thay thế kiến trúc Core 2 cũ, Nehalem vẫn được sản xuất trên quy trình 32nm. Với Core I thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên đã tích hợp công nghệ Turbo Boost cùng với Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng - HT) trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước.

Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)

Sandy Bridge là người kế nhiệm kiến trúc Nehalem. Kiến trúc Sandy Bridge vẫn tiếp tục sử dụng quy trình 32nm nhưng so với Nehalem GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) đã cùng được sản xuất trên quy trình 32 nm và cùng năm nằm trên một đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPU và GPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm.

Ngoài ra, năng lực mã hóa, giải mã video cũng được tăng đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.

Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3)

So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel  đã sử dụng quy trình sản xuất mới 22 nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế mà vẫn tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU.

Ivy Bridge còn tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D.

Haswell (Thế hệ thứ 4)

Thế hệ chip xử lý Haswell được tập trung vào những thiết bị “2 trong 1”. Intel đã giảm kích thước vi xử lí Core cho phép sản xuất những mẫu ultrabook mỏng hơn, mà còn giúp cho ra đời những thiết bị 2 trong 1 (hay còn gọi là thiết bị lai giữa laptop và tablet) mỏng hơn. Chip quản lý nhiệt trên Haswell cũng giúp các thiết bị ultrabook chạy mát mẻ hơn.

Haswel cũng được Intel tuyên bố là sẽ tiết kiệm điện năng gấp 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể. Bên cạnh việc nâng cấp từ chip đồ họa Intel HD 4000, Intel còn bổ sung thêm dòng chip đồ họa mạnh mẽ Iris/ Iris Pro dành cho các chip cao cấp.

Haswell (Thế hệ thứ 4)

Broadwell (Thế hệ thứ 5)

Broadwell không phải là phiên bản thay thế hoàn toàn cho Haswell mà chỉ thay thế tiến trình sản xuất xuống còn 14nm giúp tiết kiệm điện năng hơn 30%. Điểm mới trên thế hệ Broadwell đáng chú ý là phần cứng giải mã video Intel Quick Sync hỗ trợ mã hóa và giải mã VP8, tích hợp các GPU mới gồm Series Intel HD Garphics 5000 và Iris 6100, Iris Pro 6200/6300P.

Ngoài ra, ở thế hệ Broadwell này, Intel cho ra mắt thêm một dòng chip mới là Intel Core M với dạng thiết kế SoC (giống trên chip xử lý smartphone) dành riêng cho các thiết bị máy tính bảng hoặc Ultrabook cực mỏng nhẹ.

Skylake (Thế hệ thứ 6)

CPU Intel Skylake vẫn xây dựng trên tiến trình 14nm và sử dụng Socket LGA1151 nên sẽ không ương thích với các mainboard LGA1150 đang dùng trên thế hệ Haswell và Broadwell. Điểm nhấn của Skylake là hỗ trợ chuẩn RAM DDR4, chuẩn xuất hình ảnh HDMI 2.0 (4K 60Hz).

Đặc biệt đây là phiên bản đầu tiên hỗ trợ cổng kết nối ThunderBolt 3 giúp truyển tải dữ liệu nhanh hơn, gắn thêm dock đồ họa rời xử lý các tác vụ nặng đồ họa, chơi game và công nghệ thực tế ảo (VR) đang phát triển mạnh mẽ.

Skylake (Thế hệ thứ 6)

Kabylake (Thế hệ thứ 7) 

Người kế nhiệm tiếp theo cho Skylake đó chính là Kabylake. Ở thế hệ thứ bảy này tiến trình sản xuất đã được nâng cấp lên thành 14nm+ giúp tăng hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn. Với việc bùng nổ của công nghệ thực tế ảo, Kabylake tập trung hỗ trợ vào khả năng xử lý hình ảnh với độ phân giải 4K trở lên, các video 360o

Đồng thời thế hệ Kabylake cũng hướng đến các game thủ với hiệu năng xử lý đồ họa. Kết hợp với khả năng kết nối 4 cổng ThunderBolt 3 sẽ giúp trải nghiệm hình ảnh các tựa game khủng hiện nay trở nên sống động và trung thực nhất. Đặc biệt là các trải nghiệm game VR.

Kabylake (Thế hệ thứ 7)

Coffeelake (Thế hệ thứ 8)

Tại CES 2017 vừa rồi, Intel có nói về thế hệ tiếp theo của dòng Core i với tên gọi Coffeelake xây dựng trên tiến trình 10nm đầu tiên trên thế giới hứa hẹn sẽ đem lại hiệu năng và nhiệt độ tỏa ra khi sử dụng tốt hơn những người tiền nhiệm.

Coffeelake (Thế hệ thứ 8)

 

Trên đây là những thông tin về các dòng sản phẩm CPU Intel trên máy tính xuất hiện trên thị trường hiện nay. Nếu bạn đang cần tư vấn và mua sắm các sản phẩm bộ vi xử lý, máy tính, laptop thì hãy liên hệ ngay đến Phúc Anh để được hỗ trợ và mua hàng nhanh chóng nhất nhé.

Tin liên quan

Gọi mua hàng GỌI MUA HÀNG
SHOWROOM

SO SÁNH SẢN PHẨM

×
SO SÁNH
facebook-chat1.png zalo chat